Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeTue May 26, 2015 9:35 am by trungvn

» Liên tục chiêu sinh lớp " 1 KÈM 1"
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeSat May 09, 2015 10:00 am by nobita32

» TRUNG TÂM TALENT CHIÊU SINH
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeThu May 07, 2015 7:10 pm by nobita32

» Nhận biết triệu chứng mụn rộp sinh dục
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeMon May 04, 2015 9:18 am by trungvn

» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeSun May 03, 2015 9:31 am by trungvn

» xin tài liệu hướng dẫn nhuộm và làm tiêu bản
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeSat Dec 20, 2014 1:43 pm by truongminhtam2008

» Thông Báo Tuyển Sinh Lớp Chứng Chỉ Ngoại Ngữ B1, B2 Theo Khung Châu Âu
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeThu Oct 02, 2014 4:44 pm by nobita32

» Học tiếng anh ở trung tâm nào tốt nhất!
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 3:14 pm by nobita32

» Tuyển sinh liên thông cử nhân Xét nghiệm Y học năm 2014
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeTue Mar 25, 2014 9:20 am by duocsyhanoi

» Mong các bạn trả lời gip1 mình. Mình đang cần gấp ạ. Cảm ơn nhiều ạ
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeSun Dec 22, 2013 2:31 pm by worrylate1993

» TÓM TẮT HỆ THỐNG BETHESDA 2001
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeFri Nov 15, 2013 2:49 pm by trolaitimnhau

» Sinh Hóa
HUYET HOC DONG MAU I_icon_minitimeTue Oct 08, 2013 10:25 pm by tramduong

Microbiology
HUYET HOC DONG MAU EZ0.6927645_28909_1
Bệnh học TB
HUYET HOC DONG MAU RN0.6928815_28909_1
Đăng Nhập

Quên mật khẩu


HUYET HOC DONG MAU

Go down

HUYET HOC DONG MAU Empty HUYET HOC DONG MAU

Bài gửi by ngoctam Fri Nov 06, 2009 5:31 pm

KỸ THUẬT LÀM
XÉT NGHIỆM MÁU CHẢY - MÁU ĐÔNG






I - XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU
CHẢY (MC)






1 - Phương pháp Duke


Đo thời gian máu chảy ra từ lúc chích rạch
kim vào vùng giữa dái tai cho đến khi máu ngừng chảy


* Chuẩn bị:


- Dụng cụ:


+ Kim chủng có mũi chích >= 2mm


+ Bông tẩm ete


+ Giấy thấm (hoặc bông thấm).


+ Đồng hồ bấm giây


+ Lam kính


- Bệnh nhân: Bộc lộ vùng dái tai (tháo vòng
tai: nếu có)


* Tiến
hành:



- Sát khuẩn vùng dái tai bằng bông tẩm ete.


- Để 1 phút, đỡ dái tai bằng 1 lam kính.


- Chích (rạch) vào vùng giữa dái tai rộng
2mm, sâu 2mm thật gọn bằng kim chủng (tới khi chạm vào lam kính có tiếng
“cách”)


- Bấm đồng hồ ngay.


- Hứng giọt máu bằng miếng giấy thấm đến khi
máu không chảy nữa (thường cứ 30 giây hứng 1 lần); không chạm vào vết chích.


- Bấm đồng hồ dừng lại, được thời gian máu chảy.


* Kết
quả:



- Bình thường: Thời gian máu chảy: 2 đến 4
phút 30 giây.


- Trên 5 phút là máu chảy kéo dài, cần kiểm
tra lại tai bên kia hoặc làm phương pháp Ivy.


- Chú ý: Những bệnh nhân đang điều trị bằng
thuốc có Axit Axetyl Salixylic (Aspirin) cũng làm máu chảy kéo dài.





1 -
Phương pháp Duke



Đo thời gian máu chảy từ 3 điểm chích ở cẳng
tay với một áp suất không thay đổi và liên tục.


* Chuẩn
bị:



- Dụng cụ:


+ Kim chủng có mũi chích >= 2mm


+ Bông tẩm ete


+ Giấy thấm (hoặc bông thấm).


+ Đồng hồ bấm giây


+ Lam kính


+ Băng huyết áp


- Bệnh nhân:


+ Bộc lộ vùng cánh tay và cẳng tay.


+ Nằm tại giường hoặc ngồi để tay lên bàn.


* Tiến
hành:



- Đặt băng huyết áp ở cánh tay, bơm giữ áp
suất 40mm Hg


- Khử khuẩn bằng bông tẩm ete ở mặt trước
cẳng tay (vùng không có mạch máu, không có lông).


- Sau 1-2 phút, chích 2-3 điểm (độ sâu 2mm,
rộng 2mm) cách nhau ít nhất 2cm.


- Bấm đồng hồ.


- Thấm giọt máu ở mỗi điểm chích như phương
pháp Duke.


- Ghi kết quả thời gian máu chay ở mỗi điểm
chích rồi tính thời gian trung bình cộng.


* Kết
quả:



-Theo phương pháp này, thời gian máu chảy
cũng chỉ từ 1 đến 4 phút.





II
- XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU ĐÔNG






1 -
Phương pháp Leewhite



Đó là thời gian để máu tĩnh mạch đông thành
khối trong ống thủy tinh (phương pháp này chính xác hơn).


*
Chuẩn bị



- Dụng cụ, hóa chất:


+ Bơm, kim tiêm hoặc kim lấy máu vô khuẩn,
khô.


+ 2 ống nghiệm đường kính 1 cm đã được tráng
nước muối 0.9% 3 lần, dốc cho chảy hết nước.


+ Bông tẩm cồn hoặc ete


+ Nồi cách thủy điện 370C (hoặc 1
xoong nước ấm 370C)


- Bệnh nhân: Chuẩn bị bệnh nhân lấy máu tĩnh
mạch.


* Tiến
hành:



- Lấy máu tĩnh mạch bằng động tác nhanh gọn
(dùng bơm tiêm hoặc kim lấy máu)


- Bấm đồng hồ ngay sau khi máu chảy vào bơm
tiêm hoặc ống nghiệm.


- Cho máu vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1,5 - 2
ml.


- Đặt ống đó vào nồi cách thủy (phần máu thấp
hơn phần nước).


- Sau đó cứ 30 giây nghiêng 1 lần đến khi máu
đông hoàn toàn (dốc ngược ống, khối máu đông không chảy xuống được).


- Tiếp tục quan sát sang ống II như cách làm
ở ống I.


- Ghi kết quả sau thời gian đông ở ống II.


* Kết
quả:



- Thời gian máu đông bình thường: 8 - 12
phút.


- Thời gian máu đông kéo dài: khi trên 12
phút. (Nếu tren 15 phút là thời gian máu đông kéo dài rõ rệt - bất thường).


- Thời gian máu đông ngắn lại: không có ý
nghĩa thực tế.





2 -
Phương pháp Milian



Phương pháp này không hoàn chỉnh, chỉ làm
khi:


- Không lấy được máu tĩnh mạch.


- Trẻ em rất nhỏ tuổi.


*
Chuẩn bị



+ Phương tiện lấy máu mao mạch.


+ Lam kính, hộp petri, đồng hồ bấm giây.


* Bệnh
nhân:



- Chọn vị trí lấy máu mao mạch: đầu ngón tay
3,4 (người lớn) hoặc ở gót chân, đầu ngón chân cái (đối với trẻ em nhỏ)


* Tiến
hành:



- Lấy máu mao mạch.


- Bỏ giọt đầu, lấy từ giọt thứ 2.


- Nhỏ vào 2 lam kính, mỗi lam 1 giọt máu to,
đường kính 1 cm


- Bấm đồng hồ.


- Đậy nắp hộp Petri lên 2 lam máu.


- Sau 3 phút cư 30 giây sau đó, thử xem sự
xuất hiện sợi huyết trên lam kính 1 bằng đầu nhọn của kim chích hoặc đầu móc
của Pipet Pastuer đến khi cục máu đã thành khối có sợi huyết chắc.


- Xem sang lam kính 2 với cách trên, cũng cứ
30 giây 1 lần


- Khi giọt 2 (lam 2) đông chắc: bấm đồng hồ
dừng lại, ghi kết quả máu đông.


* Kết
quả:



- Bình thường thời gian máu đông phương pháp
này là: 4-8 phút.


- Thời gian máu đông kéo dài: Khi trên 10
phút. (Cần thử nghiệm cùng phương pháp với máu người chứng khỏe mạnh bình
thường).


- Ngoài ra: Phương pháp này còn phụ thuộc vào
nhiệt độ phòng thí nghiệm nên kết quả có thể thay đổi.





III
- XÉT NGHIỆM THỜI GIAN CO CỤC MÁU VÀ THỜI GIAN TAN CỤC MÁU



- Thường người ta hay sử dụng lại 2 ống máu
đông trên tiếp tục để lại nồi cách thủy theo dõi tiếp hiện tượng co cục máu.


- Hoặc chuẩn bị và lấy máu tương tự tron cách
làm máu đông phương pháp ống nhiệm.


- Để ở nồi cách thủy 370C: 4 giờ.


- Đọc kết quả: Cần mô tả


- Tiếp tục theo dõi cục máu trong bình cách
thủy sau 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ tới khi ghi được sự tan cục máu hoàn
toàn. (Lúc chỉ còn có cặn hồng cầu ở đáy ống).


* Kết
quả:



- Bình thường:


+ Sau 4 giờ cục máu co hoàn toàn.


+ Sau 72 giờ cục máu tan hoàn toàn.


- Bất thường:


+ Tả hình thái của cục máu co không hoàn toàn
hoặc không co… hoặc vẽ hình lên phiếu xét nghiệm.


+ Thời gian tan cục máu rút ngắn: tan trong
vòng 1-48 giờ. Đặc biệt trong trường hợp tiêu huyết cấp: Cục máu có thể tan trở
lại trong vòng 1-4 giờ. (Nguy cơ chảy máu sau mổ, đẻ: nguy hiểm)

ngoctam

Tổng số bài gửi : 4
Points : 12
Reputation : 0
Join date : 03/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết