Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeTue May 26, 2015 9:35 am by trungvn

» Liên tục chiêu sinh lớp " 1 KÈM 1"
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeSat May 09, 2015 10:00 am by nobita32

» TRUNG TÂM TALENT CHIÊU SINH
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeThu May 07, 2015 7:10 pm by nobita32

» Nhận biết triệu chứng mụn rộp sinh dục
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeMon May 04, 2015 9:18 am by trungvn

» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeSun May 03, 2015 9:31 am by trungvn

» xin tài liệu hướng dẫn nhuộm và làm tiêu bản
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeSat Dec 20, 2014 1:43 pm by truongminhtam2008

» Thông Báo Tuyển Sinh Lớp Chứng Chỉ Ngoại Ngữ B1, B2 Theo Khung Châu Âu
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeThu Oct 02, 2014 4:44 pm by nobita32

» Học tiếng anh ở trung tâm nào tốt nhất!
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 3:14 pm by nobita32

» Tuyển sinh liên thông cử nhân Xét nghiệm Y học năm 2014
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeTue Mar 25, 2014 9:20 am by duocsyhanoi

» Mong các bạn trả lời gip1 mình. Mình đang cần gấp ạ. Cảm ơn nhiều ạ
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeSun Dec 22, 2013 2:31 pm by worrylate1993

» TÓM TẮT HỆ THỐNG BETHESDA 2001
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeFri Nov 15, 2013 2:49 pm by trolaitimnhau

» Sinh Hóa
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 I_icon_minitimeTue Oct 08, 2013 10:25 pm by tramduong

Microbiology
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 EZ0.6927645_28909_1
Bệnh học TB
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 RN0.6928815_28909_1
Đăng Nhập

Quên mật khẩu


MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2

Go down

MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 Empty MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2

Bài gửi by daoquocthinh Thu Nov 05, 2009 3:47 pm

3. Larva migrans do Gnasthostoma spinigerum            
- Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non Gnasthostoma spinigerum di chuyển dưới da trong cơ quan nội tạng.
3.1. Tác nhân gây bệnh
            Giun trưởng thành sống trong các bướu ở vách bao tử động vật ăn thịt sống ( chó, mèo, chồn, chim), giun đực dài 11 - 15 mm, giun cái dài 25 - 54 mm, thân mình hơi cong, bao phủ bởi các gai Cuticle ở nửa trước đầu phình có 4 - 8 hàng móc; trứng hình ovan vỏ lấm tấm, một cực có nút trong suốt. Giun đẻ trứng ở vách bào tử, trứng theo phân ra ngoài. Ở trong nước, ấu trùng thực quản hình ụ phình. Trong cơ thể giáp xác, ấu trùng thành ấu trùng giai đoạn II có đầu phình và 4 hàng móc. Khi bị cá, ếch, lươn hay rắn nuốt, áu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III ở bắp cơ của các động vật này. Khi chó, mèo, chồn, chim ăn các vật chủ kể trên, ấu trùng giun sẽ chui vào vách bào tử và phát triển thành giun trưởng thành.
            Nếu người ăn cá, răn, lươn, ếch nấu chưa chín, ấu trùng giai đoạn III sẽ chui qua vách bào tử và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể: da, gan, phổi, não, mắt.
Ký sinh trùng có thể phát triển đến giun non nhưng không trưởng thành được. Ở vị chí ký sinh giun gây viêm, apxe, hoại tử, sốt huyết. Bệnh có thể kéo dài đến 17 năm.
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 1207647109765_chukyphattrien
3.2. Dịch tễ
KST này gặp ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Philippin, Indonesia. Người nhiễm thường là do ăn cá sống hoặc nấu chưa kỹ. Ở miền Nam Việt Nam, cần chú ý đến 2 món ăn đặc sản: Cá lóc nướng trui và mắm thái.
3.3. Lâm sàng
Khi giun từ vách bao tử lên gan, bệnh nhân buồn nôn, đau thượng vị và hạ sườn phải, sốt. Sau đó, triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan đang di chuyển: gan ( gan to, đau sốt ), xoang bụng ( bướu giả viêm ), mắt ( viêm mống mắt, viêm nàng bồ đào, xuất huyết nặng, hoại tử dọc theo đường đi của giun ), da ( cục u di động dưới da, viêm, phù da, đường hầm dưới da có thâm nhiễm bạch cầu, bạch cầu toan tính). Bệnh kéo dài nhiều năm, có những lúc lắng dịu, có những lúc bộc phát.
3.4. Chẩn đoán
-         Bạch cầu trong máu tăng đến 100.000/ mm3, trong ấy bạch cầu toan tính chiếm 50 - 80%. -         Chẩn đoán phỏng chửng khi bệnh nhân sống trong vùng nội dịch, có các biểu hiện lâm sàng kể trên, nhất là viêm da kèm chứng tăng cao bạch cầu toan tính trong máu.
-         Chẩn đoán xác định khi bắt được ấu trùng hoặc giun non từ sang thương ( da, niêm mạc mắt. )
-         Phản ứng nội bì với kháng nguyên Gnasthostoma cho kết quả tin cậy được.
3.5. Điều trị
-         Các thuốc chữa giun sán hầu như không có tác dụng trên giun Gnasthostoma, Diethylcarbamazine ( Hetrazan ) 0,5 - 0,7 mg/kg/ngày trong 5 - 7 ngày cho kết quả tương đối
-         Khi giun ở da hay niêm mạc mắt, có thể rạch và gắp giun ra.
3.6. Dự phòng
-         Ăn cá, ếch nhái, rắn, lươn nấu chín. Theo Daengsvang và Miyazaki, ngâm cá vào dấm đậm đặc 5 giờ 30 phút có thể diệt được giun
-         Ở Việt Nam, cẩn thận khi ăn món cá lóc nướng chui và mắm thái
4. Viêm màng não - não
do Angiostrongylus cantonensis Bệnh cảnh do giun non của Angiostrongylus cantonensis định vị và gây bệnh ở màng não, sự xâm nhập não có thể dẫn đến tử vong.
4.1. Tác nhân gây bệnh
            Giun trưởng thành sống trong động mạch phổi của chuột, trứng giun được đẻ trong máu, đến vách phế nang sẽthành lập phôi trong vòng 6 ngày. Ấu trùng nở ra đi lần theo phế quản lên trên, được chuột nuốt xuống ống tiêu hoá và theo phân ra ngoài. Ấu trùng có thể sống nhiều ngày trong nước, nhưng lại chết nhanh khi gặp khô ráo. Nó được các loại ốc sên sống trên cạn  hoặc ốc sống nửa trên cạn nửa dưới nước nuốt, nó cũng có thể chủ động chui qua da ốc để xâm nhập vào cơ thể. Loại ốc thường nhiễm KST nhất là Achatina fulica. Trong bắp cơ của ốc, giun phát triển đến ấu trùng giai đoạn II là giai đoạn lây nhiễm. Tôm, cua hoặc đỉa phiến có thể nuốt ốc và nhiễm giun.
            Khi chuột nuốt ốc, ấu trùng theo dòng máu lên não và nhanh chóng thành giun non (sau 7 giờ ). Nó lưu lại đây khoảng 2 tuần, sau đó cũng theo dòng máu xuống phổi và trưởng thành tại động mạch phổi.             Khi người ăn ốc, rau sống ( có ấu trùng giun được phóng thích khi ốc chết ), tôm, cua hay đỉa phiến, ấu trùng cũng theo đường máu lên màng não và não gây bệnh cảnh viêm.
MỘT SỐ BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH MỘT CHIỀU Ở NGƯỜI 2 1238037175281_chu_ky_Angiostrongylus_cantonensis500
4.2. Dịch tễ
            KST gặp ở Viễn Đông, Đông Nam Á, Úc, một số đảo Thái Bình Dương ( Tahiti, Tân Caledonie, Hawaii.), Cuba, Reunion, Côted, Ivoire, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Úc. Bệnh gặp ở cả 2 miền Bắc và Nam Việt Nam.Ở Malaysia và Thái Lan, người ta nhiễm giun vì ăn ốc Pila ampullacea băm nhỏ với nước chanh, muối, màu và rau đậu. Ở Tahiti, người ta nhiễm giun vì ăn món taioro nước tôm trộn với nước cốt dừa. Ở Hawai, những người Nhật Bản ăn ốc sống để chữa bệnh.
4.3. Lâm sàng
            Bệnh có thể biểu hiện hoặc như một hội chứng viêm màng não cấp với dịch não tuỷ trong hay đục, có nhiều bạch cầu toan tính, hoặc như một bệnh cảnh bướu não kèm các triệu chứng tăng áp lực nội sọ.             Bệnh nhân có thể nhức đầu dữ dội, thường sốt nhẹ hoặc không có, chỉ khoảng 15% số bệnh nhân có dấu kích thích màng não.Sau đó, nhức đầu dịu dần và bình phục ngẫu nhiên sau vài ngày hoặc vài tuần lễ. Đôi khi, bệnh nhân có thêm liệt dây thần kinh VII; song thi, rối loạn cảm giác (paresthésie ) , liệt hay mất phản xạ gân cơ. Bệnh nhân có thể chết nhưng điều này ít xảy ra.
4.4. Chẩn đoán
-         Dịch não tuỷ trong, đôi khi đục, vô khuẩn, abumin tăng, 400 - 500 tế bào/mm3 trong đó 40 - 50% là bạch cầu toan tính. Rất hiếm khi thấy giun non trong dịch não tuỷ.
-         Phản ứng nội bì với kháng nguyên Angiostrongylus có thể hữu ích trong nhiềutrường hợp.
4.5. Điều trị
-         Không có thuốc điều trị đặc hiệu
-         Điều trị triệu chứng: Thuốc giảm đau, chọc dò hút dịch não tuỷ để giảm áp lực; thuốc kháng viêm có thể dùng trong một số trường hợp
4.6. Dự phòng
-         Tránh ăn ốc, tôm, cua, đỉa phiến dưới dạng còn sống   
-         Thói quen ăn uống có khi làm cho người ta khó theo lời khuyên của thầy thuốc.
daoquocthinh
daoquocthinh
lục đẳng
lục đẳng

Tổng số bài gửi : 189
Points : 439
Reputation : 7
Join date : 29/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết