Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeTue May 26, 2015 9:35 am by trungvn

» Liên tục chiêu sinh lớp " 1 KÈM 1"
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeSat May 09, 2015 10:00 am by nobita32

» TRUNG TÂM TALENT CHIÊU SINH
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeThu May 07, 2015 7:10 pm by nobita32

» Nhận biết triệu chứng mụn rộp sinh dục
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeMon May 04, 2015 9:18 am by trungvn

» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeSun May 03, 2015 9:31 am by trungvn

» xin tài liệu hướng dẫn nhuộm và làm tiêu bản
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeSat Dec 20, 2014 1:43 pm by truongminhtam2008

» Thông Báo Tuyển Sinh Lớp Chứng Chỉ Ngoại Ngữ B1, B2 Theo Khung Châu Âu
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeThu Oct 02, 2014 4:44 pm by nobita32

» Học tiếng anh ở trung tâm nào tốt nhất!
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 3:14 pm by nobita32

» Tuyển sinh liên thông cử nhân Xét nghiệm Y học năm 2014
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeTue Mar 25, 2014 9:20 am by duocsyhanoi

» Mong các bạn trả lời gip1 mình. Mình đang cần gấp ạ. Cảm ơn nhiều ạ
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeSun Dec 22, 2013 2:31 pm by worrylate1993

» TÓM TẮT HỆ THỐNG BETHESDA 2001
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeFri Nov 15, 2013 2:49 pm by trolaitimnhau

» Sinh Hóa
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT I_icon_minitimeTue Oct 08, 2013 10:25 pm by tramduong

Microbiology
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT EZ0.6927645_28909_1
Bệnh học TB
THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT RN0.6928815_28909_1
Đăng Nhập

Quên mật khẩu


THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT

Go down

THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT Empty THỬ NGHIỆM KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT

Bài gửi by Good!!! Sun Oct 03, 2010 5:30 pm

Glucose là đường đơn đóng vai trò là ngun năng lượng chính ca cơ th. Nhng tinh bt mà chúng ta ăn vào được phân gii ra thành glucose (và mt vài loi đường đơn khác), được rut non hp thu và theo tun hoàn đi khp cơ th.
Hu hết các tế bào ca cơ th cn phi có glucose đ sn xut năng lượng, riêng não và các tế bào h thn kinh không ch cn glucose cho năng lượng mà nó ch có th thc hin được chc năng ca mình khi lượng glucose có trong máu cao hơn mt gii hn nht đnh.

Việc sử dụng glucose của cơ thể dựa vào insulin, là một loại hormon được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin đóng vai trò như một người điều hành giao thông, vận chuyển glucose đến các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể dự trữ năng lượng thừa dưới dạng glycogen trong một thời gian ngắn và/hoặc dưới dạng triglyceride trong các tế bào mỡ. Chúng ta không thể sống mà không có glucose hay insulin, và chúng phải ở trạng thái cân bằng với nhau.

Bình thường thì mức đường huyết sẽ tăng nhẹ sau bữa ăn, và insulin sẽ được tiết ra để hạ thấp nó xuống, lượng insulin được phóng thích ra phải phù hợp với kích cỡ và nội dung của bữa ăn. Nếu mức đường huyết hạ xuống quá thấp, chẳng hạn như ở khoảng giữa các bữa ăn hoặc sau khi làm việc nặng, glucagon (một loại hormon tụy khác) được tiết ra để thông báo cho gan chuyển đổi một số glycogen trở thành glucose trở lại để nâng mức đường huyết lên. Nếu cơ chế phản hồi glucose/insulin làm việc một cách hiệu quả, lượng glucose có trong máu sẽ tương đối ổn định. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ và lượng glucose trong máu tăng lên, cơ thể sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng đó bằng cách tăng sản xuất insulin và tăng thải glucose ra ngoài theo nước tiểu.

Tăng đường huyết hay hạ đường huyết nặng, cấp tính có thể đe dọa mạng sống, gây ra suy các cơ quan, tổn thương não, hôn mê, và trong những trường hợp trầm trọng, có thể tử vong. Tăng đường huyết mạn tính có thể gây những tổn thương tiến triển cho các cơ quan trong cơ thể như thận, mắt, tim và mạch máu, dây thần kinh. Hạ đường huyết mạn tính có thể dẫn đến tổn thương não và các dây thần kinh.

Một số phụ nữ có thể bị tăng đường huyết trong khi có thai, thuật ngữ y khoa gọi là đái tháo đường thai kỳ. Nếu không những phụ nữ này có thể sinh ra con to và có nồng độ glucose thấp. Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có thể bị hay không bị tiến triển thành bệnh
đái tháo đường.
Công dụng
Xét nghiệm đường huyết dùng để xác định lượng glucose có trong máu vào thời điểm lấy mẫu thử. Nó được dùng để phát hiện tình trạng tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết, giúp chẩn đoán
đái tháo đường và theo dõi lượng đường huyết ở những bệnh nhân bị đái tháo đường . Đường huyết có thể được đo lúc đói (lấy mẫu thử sau 8 đến 10 giờ nhịn đói), lấy một cách ngẫu nhiên (vào bất kỳ thời điểm nào), sau bữa ăn, và/hoặc là một trong những bước của chuỗi xét nghiệm mức độ dung nạp glucose (OGTT – Oral glucose tolerance test). OGTT được thực hiện theo trình tự sau: lấy mẫu thử đường huyết lúc đói, sau đó bệnh nhân sẽ được uóng một lượng dung dịch đường tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ được thử đường huyết thêm một hoặc vài lần nữa sau một khoảng thời gian nhất định để đo mức độ thay đổi đường huyết. OGTT được thực hiện để giúp chẩn đoán đái tháo đường và là một xét nghiệm dùng để theo dõi đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết cao.
Cả 2 xét nghiệm: xét nghiệm đường huyết lúc đói và OGTT đều được Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) khuyên dùng để chẩn đoán đái tháo đường nhưng họ khuyên rằng nên làm 2 lần, vào những thời điểm khác nhau để xác định chẩn đoán.
Hầu hết các thai phụ đều được tầm soát đái tháo đường thai kỳ, một thể tăng đường huyết tạm thời, vào khoảng tuần thứ 24 đến tuần 28 của thai kì bằng OGTT. Nếu cả xét nghiệm đường huyết làm lúc đói và làm ở thời điểm bất kỳ đều có giá trị cao hơn mức dùng để chẩn đoán đái tháo đường ở những người không có thai thì thai phụ sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ và không cần thiết phải tầm soát hoặc làm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Nếu nồng độ đường huyết 1 giờ sau khi uống dung dịch glucose cao hơn mức quy định, cần phải thử tiếp đường huyết ở những lần sau đó để làm rõ chẩn đoán.
Những bệnh nhân đái tháo đường cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên, thường là vài lần mỗi ngày, để xác định mức đường huyết của họ thấp hơn hay cao hơn mức bình thường bao nhiêu và để xác định xem nên uống loại thuốc gì hay sử dụng insulin loại nào. Thường việc theo dõi này được làm bằng cách đặt một giọt máu lấy từ da vào strip sau đó đặt strip vào máy đo đường huyết.

Đối với những người nghi ngờ là bị hạ đường huyết, nồng độ glucose là một trong 3 tiêu chuẩn của Whipple để xác định chẩn đoán.

Xét nghiệm đường trong nước tiểu thường không được cho thực hiện một mình. Có một thời gian nó được dùng để theo dõi đái tháo đường, nhưng sau đó nó được thay thế bởi xét nghiệm đường huyết có độ nhạy cảm cao hơn. Tuy nhiên, đường niệu là một trong những chất sẽ được đo khi lám xét nghiệm phân tích nước tiểu. Xét nghiệm này sẽ được làm định kỳ trong quá trình theo dõi sức khỏe hay theo dõi thai kì, nhất là khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng đường niệu hoặc do một số lý do khác. Nếu nồng độ glucose trong nước tiểu cao có thể sẽ xét nghiệm tiếp đường huyết.
Khi nào cần thực hiện

Xét nghiệm đường huyết có thể được thực hiện trên những người khỏe mạnh và không có triệu chứng để tầm soát bệnh đái tháo đườngtiền đái tháo đường đái tháo đường là một bệnh thường gặp và khởi đầu với rất ít triệu chứng. Tầm soát đường huyết có thể được thực hiện trong các chương trình sức khỏe cộng đồng. Nó cũng được thử trong các buổi kiểm tra sứck hỏe định kỳ. Việc tầm soát là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ bị đái tháo đường cao, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, những người thừa cân và những người lớn hơn 40-45 tuổi.

Xét nghiệm đường huyết cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán đái tháo đường

  • Khát nhiều
  • Tiểu nhiều

  • Nhìn mờ
  • Chậm lành vết thương.

hoặc trên những người có triệu chứng hạ đường huyết, chẳng hạn như:

  • Vã mồ hôi
  • Đói
  • Run rẩy
  • Bứt rứt
  • Lơ mơ
  • Nhìn mờ

Xét nghiệm đường huyết cũng được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu để xác định xem các triệu chứng như yếu ớt và mất ý thức có phải là do tăng hay giảm đường huyết hay không. Nếu bệnh nhân bịtiền đái tháo đường (Đường huyết lúc đói hay OGTT cao hơn mức bình thường nhưng thấp hơn mức có thể chẩn đoán là đái tháo đường), bác sĩ sẽ cho thử đường huyết đều đặn trong những khoảng thời gian nhất định để theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường bác sĩ sẽ cho thử đường huyết kèm với thử HbA1C để theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, xét nghiệm đường huyết sẽ được thử cùng với insulin và C-peptide để theo dõi sự sản xuất insulin.
Bệnh nhân đái tháo đường cần phải tự kiểm tra mức đường huyết của mình từ một đến vài lần mỗi ngày để theo dõi nồng độ glucose và giúp lựa chọn phương pháp điều trị.
Những thai phụ thường được tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn cuối của thai kì, trừ phi họ có những triệu chứng sớm hoặc đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó. Khi một thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, có thể bác sĩ sẽ cho thử đường huyết trong suốt thời gian mang thai còn lại và sau khi sinh để theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
Ý NGHĨA:

Nồng độ đường huyết cao thường là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên có nhiều bệnh cũng làm đường huyết tăng cao. Dưới đây là các bảng tóm tắt ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm đường huyết dựa trên khuyến cáo thực hành lâm sàng của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ.
Đường huyết lúc đói
Từ 70 đến 99 mg/dL (3.9 - 5.5 mmol/L):Bình thường
Từ 100 đến 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L):Rối loạn đường huyết lúc đói (tiền đái tháo đường)
Từ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) trở lên ở 2 lần thử khác nhau:Đái tháo đường
Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT)[không áp dụng cho thai phụ](2 giờ sau khi uống 75-gram glucose)
Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L):Dung nạp glucose bình thường
Từ 140 đến 200 mg/dL (7.8 - 11.1 mmol/L):Rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường)
Trên 200 mg/dL (11.1 mmol/L) ở 2 lần thử khác nhau:Đái tháo đường
Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ(1 giờ sau khi uống 50-gram glucose)
Dưới 140* mg/dL (7.8 mmol/L):Bình thường
140* mg/dL (7.8 mmol/L) trở lên:Bất thường, cần làm tiếp OGTT (xem bên dưới)
* Một số nơi sử dụng mức >130 mg/dL (7.2 mmol/L) do ở mức này sẽ có khoảng 90% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, so với 80% nếu dùng mức >140 mg/dL (7.8 mmol/L).
Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: OGTT(Sau khi uống 100-gram glucose)
Lúc đói*:95 mg/dL (5.3 mmol/L)
1 giờ sau uống glucose*:180 mg/dL (10.0 mmol/L)
2 giờ sau uống glucose *:155 mg/dL (8.6 mmol/L)
3 giờ sau uống glucose * **:140 mg/dL (7.8 mmol/L)

* Nếu có từ 2 giá trị vượt hơn mức quy định trở lên thì có thể chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
** Khi sử dụng phương pháp uống 75-gram glucose, mặc dù phưuơng pháp này không tốt bằng pp 100-gram OGTT; không thử đường huyết ở thời điểm 3 giờ sau uống glucose.
Một số tình trạng khác có thể làm tăng đường huyết bao gồm:

* Bệnh to cực
* Những stress cấp tính (đáp ứng với chấn thương, cơn suy tim cấp và đột quỵ)
* Suy thận mạn tính.
* Hội chứng Cushing
* Do các loại thuốc, bao gồm: corticoids, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc lợi tiểu, epinephrine, estrogen (trong những loại thuốc tránh thai và thuốc thay thế hormon), lithium, phenytoin (Dilantin), salicylates.
* Ăn quá nhiều
* Cường giáp
* Ung thư tụy
* Viêm tụy
Lượng glucose trong nước tiểu thấp hoặc không thể nhận thấy được xem là bình thường. Tất cả những nguyên nhân gây tăng đường huyết cũng có khuynh hướng tăng đường niệu. Tăng glucose niệu có thể là do thuốc, chẳng hạn như estrogen, chloral hydrate, và có thể do một số thể bệnh của thận.
Tăng glucose máu ở mức độ trung bình có thể thấy ở những trường hợp tiền đái tháo đường. Những trường hợp này, thường là chưa được xác định rõ ràng, có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2.
Nồng độ glucose máu giảm có thể gặp trong các trường hợp:

* Thiếu hormon thượng thận.
* Uống rượu
* Những loại thuốc như acetaminophen và steroid đồng hóa.
* Bệnh gan lan tỏa
* Suy tuyến yên
* Suy tuyến giáp
* Quá liều insulin
* U đảo tụy
* Đói


Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường hạ xuống đến mức bắt đầu gây ra những triệu chứng của hệ thần kinh (vã mồ hôi, trống ngực, đói, run rẩy, bứt rứt), sau đó bắt đầu ảnh hưởng đến não (gây lơ mơ, ảo giác, và đôi khi gây hôn mê và tử vong). Chẩn đoán xác định hạ đường huyết phải thỏa mãn 3 tiêu chuẩn Whipple, bao gồm:

  • Giá trị đường huyết thấp [dưới 40mg/dL (2.2mmol/L)] thường được thử cùng với nồng độ insulin và đôi khi với nồng độ peptide C
  • Có những triệu chứng của hạ đường huyết.
  • Các triệu chứng hồi phục khi lượng đường trong máu trở về bình thường.


Hạ đường huyết tiên phát thường hiếm gặp và thường thấy ở sơ sinh. Có nhiều người có thể có triệu chứng của hạ đường huyết nhưng không thật sự bị giảm lượng đường trong máu. Ở những trường hợp như vậy, chỉ cần thay đổi chế độ ăn, chẳng hạn như ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn thêm những thức ăn phụ ở những thời điểm khác nhau cũng đủ để giảm triệu chứng. Những người bị hạ đường huyết trong tình trạng đó có thể phải cần tiêm glucose tĩnh mạch nếu như chế độ ăn không phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp
Tôi có thể thử đường huyết tại nhà được không?
Nếu bạn không bị đái tháo đường, thì thường không có lý do gì để thử đường huyết tại nhà cả. Xét nghiệm tầm soát sẽ được làm mỗi khi bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu bạn được chẩn đoán là đái tháo đường, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về máy thử đường huyết thích hợp trong trường hợp của bạn. Bạn cũng sẽ nhận được bảng hướng dẫn về mức đường huyết ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Bạn cũng có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc đang dùng và chế độ ăn đang thực hiện đối với mình.
Tôi có thể thử đường niệu thay vì thử đường huyết không?
Trong hầu hết các trường hợp là không. Glucose chỉ xuất hiện trong nước tiểu trong trường hợp nồng độ của nó trong máu cao đến mức cơ thể quyết định bài tiết lượng thừa ra ngoài qua nước tiểu hoặc trong trường hợp tổn thương thận, khi đó glucose sẽ bị trôi ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi đường niệu cũng có thể gợi ý đến tình trạng tăng glucose máu và strip thử nước tiểu dùng để đo glucose cũng có ích trong việc phát hiện sự hiện diện của protein và thể cetone trong nước tiểu.
NGUON TỪ INTERNET
Good!!!
Good!!!
lục đẳng
lục đẳng

Tổng số bài gửi : 192
Points : 369
Reputation : 3
Join date : 05/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết